Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên bảo vệ

Khi đi phỏng vấn công việc bảo vệ sẽ được hỏi những câu gì? Nên trả lời thế nào? Đó là băn khoăn của khá nhiều người khi nộp hồ sơ ứng tuyển công việc bảo vệ. Trong bài viết này, Bảo vệ Việt Á xin chia sẻ một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên bảo vệ.

Những ai nên làm công việc bảo vệ?

Bảo vệ là một công việc phổ thông, không yêu cầu bằng cấp và trình độ cao. Nếu bạn trong độ tuổi lao động, là người bình thường, không mắc tội danh, có sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng của các công ty bảo vệ thì đều có thể ứng tuyển làm nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.

nhung-dieu-can-biet-khi-di-phong-van-bao-ve-1
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nghề bảo vệ có nhiều đặc thù riêng. Chính vì vậy công việc này phù hợp hơn với nam giới. Bên cạnh đó, những người là bộ đội hoặc công an xuất ngũ, những người biết võ thuật sẽ được ưu tiên khi tuyển dụng.



Nhân viên bảo vệ thường làm việc ở đâu?

Nơi làm việc của nhân viên bảo vệ dịch vụ vô cùng đa dạng. Bởi hiện nay, bất cứ ngành nghề, công việc, lĩnh vực nào cũng cần đảm bảo an ninh, an toàn. Nhưng thường thì những mục tiêu làm việc sau sẽ phổ biến nhất:

  • Tòa nhà, văn phòng, chung cư
  • Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi
  • Nhà hàng, quán ăn, quán café
  • Cửa hàng, shop, showroom
  • Công trình xây dựng
  • Nhà máy, nhà kho, bến bãi
  • Trường học, bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ viện
  • Ngân hàng, phòng giao dịch



Xin việc bảo vệ dễ hay khó?

Như đã nói ở trên, nghề bảo vệ là 1 trong những lựa chọn công việc hàng đầu của nhiều người lao động hiện nay. Lý do bởi yêu cầu tuyển dụng với công việc này không quá cao, công việc không quá nặng nhọc, linh hoạt trong chia ca làm việc… Trong khi đó nhu cầu đảm bảo an ninh cần có ở mọi doanh nghiệp, tổ chức luôn có. Chính vì vậy, những thông tin tuyển dụng việc làm bảo vệ có ở mọi nơi.

nhung-dieu-can-biet-khi-di-phong-van-bao-ve-2
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ứng viên tìm việc cũng cần tỉnh táo để cân nhắc lựa chọn kênh tìm việc uy tín và hiệu quả. Có thể tham khảo tìm việc qua hình thức online, vừa nhanh chóng, tiện lợi lại tiết kiệm thời gian di chuyển với các website giới thiệu việc làm có uy tín.



Khi phỏng vấn bảo vệ thường gặp những câu hỏi nào?

Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường được nhà tuyển dụng sử dụng nhất:

Bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân?

=> Gợi ý: Giới thiệu tên, tuổi, quê quán, tình trạng hôn nhân, đã có kinh nghiệm làm bảo vệ chưa, mong muốn tìm công việc như thế nào… Hãy giới thiệu ngắn gọn, đủ thông tin.

Bạn đã từng làm công việc bảo vệ chưa?

=> Gợi ý: Trả lời đã từng hoặc chưa. Nếu rồi thì nêu nơi làm việc gần nhất kèm nhiệm vụ công việc, thành tích đã có… Nếu chưa thì nêu nguyện vọng tìm việc.

Bạn có ưu điểm hay thế mạnh gì không?

=> Gợi ý: Đưa ra một vài thế mạnh của bản thân phục vụ cho công việc bảo vệ như: sức khỏe tốt, biết võ thuật, kiểm soát tốt cảm xúc, chịu được áp lực công việc, tinh thần trách nhiệm cao…

Bạn có điểm yếu nào không?

=> Gợi ý: Nêu một điểm yếu của bản thân mà bạn nghĩ có ảnh hưởng đến công việc bảo vệ. Tuy nhiên, hãy kèm theo lời khẳng định vấn đề này có thể khắc phục được trong tương lai.

nhung-dieu-can-biet-khi-di-phong-van-bao-ve-3
Ảnh minh họa

Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

=> Gợi ý: Cho dù bạn nghỉ việc với bất cứ lý do nào thì cũng không nên nói xấu công ty cũ, đồng nghiệp cũ. Thông thường, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là vì muốn tìm môi trường làm việc mới/ muốn cải thiện thu nhập…

Theo bạn một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần có kỹ năng gì?

=> Gợi ý: biết phán đoán và xử lý tình huống – có thể sử dụng máy tính cơ bản – khả năng quan sát tốt – giao tiếp và tạo thiện cảm với khách hàng…

Bài viết liên quan: Nhân viên bảo vệ thì cần phẩm chất và kỹ năng gì?



Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống khách xô xát chưa? Nếu có, bạn xử lý thế nào?

=> Gợi ý: Hãy trình bày sự việc và hướng xử lý nếu đã gặp. Trường hợp chưa, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem liệu bạn có thể đưa ra tình huống giả định để xử lý không.

Bạn sẽ làm gì khi có khách gây rối trật tự?

=> Gợi ý: Đầu tiên tìm cách xoa dịu cơn tức giận của khách, tránh ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của những khách khác. Sau đó tùy theo tình huống để lựa chọn phương án xử lý phù hợp. Có thể báo cáo quản lý hoặc người phụ trách để kết hợp giải quyết tình huống.

Bài viết liên quan: Nhân viên bảo vệ cần làm gì khi xảy ra sự cố bất ngờ



Tại sao bạn lựa chọn công việc bảo vệ ở công ty này?

=> Gợi ý: Nêu lý do thích hợp đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có thể đưa ra lý do như: muốn tìm kiếm môi trường làm việc mới, năng động và chuyên nghiệp hơn – hoặc vì muốn tìm kiếm công việc mới có thu nhập tốt hơn…

Theo bạn lý do nào để công ty nên chọn bạn?

=> Gợi ý: Nhắc lại thế mạnh của bản thân phù hợp với yêu cầu công việc, đưa ra những lợi ích mà công ty có thể nhận được nếu tuyển bạn.

Bạn có mong muốn gì trong tương lai?

=> Gợi ý: Đưa ra định hướng công việc của bạn trong tương lai, có thể là thăng chức lên vị trí ca trưởng hoặc chỉ huy…

Mức lương mong muốn của bạn?

=> Gợi ý: Đưa ra mức lương mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, con số này phải phù hợp với mức lương trung bình cho vị trí nhân viên bảo vệ trong công ty, tại địa phương… tránh nói quá cao hoặc quá thấp.

Bài viết liên quan: Công ty bảo vệ nào trả lương cao nhất?

Khi nào bạn có thể đi làm được?

=> Gợi ý: Câu trả lời nên là “bất cứ lúc nào”. Hoặc nếu bạn vẫn đang làm ở công ty cũ, hãy thành thật về thời điểm sớm nhất bạn có thể bắt đầu công việc.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

=> Gợi ý: Hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị trước đó như công việc chính của bảo vệ là gì, yêu cầu ra sao, chính sách lương và chế độ đãi ngộ của công ty, khi nào thì nhận được kết quả phỏng vấn…



Khi đi phỏng vấn công việc bảo vệ cần lưu ý gì?

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin việc theo yêu cầu
  • Chọn trang phục đi phỏng vấn lịch sự, gọn gàng
  • Giữ phép lịch sự khi đến phỏng vấn: gõ cửa trước khi vào phòng, chào hỏi, thái độ nghiêm túc…
  • Tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn trước khi đến buổi phỏng vấn
  • Trả lời tự tin, dứt khoát, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Nếu có câu hỏi nào khó hoặc không nghe rõ, hãy cứ hỏi lại nhà tuyển dụng
  • Cần lưu ý ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng, hai tay đặt trên đùi hoặc trên bàn, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi. Không nên gãi tai hay rung đùi, không nghe điện thoại khi đang phỏng vấn…
  • Trong vòng 24h sau buổi phỏng vấn, bạn có thể viết thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng để cảm ơn vì được tạo cơ hội tham gia phỏng vấn, đồng thời bày tỏ mong muốn được làm việc tại công ty…



0986487435