Giám đốc cty bảo vệ An Ninh Việt Nhật rút súng dọa bắn người tới đòi lương

Người đàn ông xuất hiện trong đoạn video được cho là giám đốc công ty bảo vệ An ninh Việt Nhật, có địa chỉ tại quận Tân Bình, TP HCM. Trong khi cự cãi vã đã rút súng hăm dọa người phụ nữ, sau đó nổ súng bắn lên trời.

Đêm ngày 5/12 trên nhiều trang mạng đã đăng tải 1 đoạn video ghi lại cảnh cãi vã giữa mẹ con người phụ nữ ngồi trên xe máy và người đàn ông to béo, trước quán nước ở quận Tân Bình. Người đàn bà to tiếng, xung quanh vấn đề công ty bảo vệ chuyên nghiệp do người đàn ông kia làm giám đốc giải quyết vấn đề chi trả lương chưa thỏa đáng.

Sau khi cho rằng đã có giấy hẹn sẽ trả lương cho nhân viên bảo vệ vào tháng sau, người đàn ông này vẻ tức tối đã chửi tục, rút súng, lên đạn hướng về người phụ nữ dọa dẫm.

giam-doc-cty-an-ninh-viet-nhat

Lập tức người phụ nữ này lên tiếng “Bắn đi, bắn đi” đồng thời đưa đầu thách thức. Lập tức, ông này dơ súng lên trời bóp cò 3 lần thì có tiếng nổ.

Hành vi rút súng hăm dọa và bắn chỉ thiên của người đàn ông này là phạm pháp

Trao đổi với phóng viên, một cán bộ điều tra của cơ quan Công an cho hay, tiếng nổ và hình dáng khẩu súng người đàn ông sử dụng rất giống vũ khí quân dụng. “Dù là súng quân dụng hay công cụ hỗ trợ thì hành vi của anh ta đều trái pháp luật”, điều tra viên này khẳng định.

Ban lãnh đạo Công an quận Tân Bình, nói rằng đã lệnh cho các cán bộ xuống xác minh vụ việc để xử lý. Người đàn ông nổ súng trong video được cho là giám đốc một công ty vệ sĩ An Ninh Việt Nhật có trụ sở trên địa bàn quận.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP HCM), theo Điều 13 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, giám đốc các công ty bảo vệ không phải là đối tượng được sử dụng vũ khí quân dụng.

Trong trường hợp khẩu súng ông này đã sử dụng là vũ khí quân dụng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo Điều 230 về hành vi Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

“Nếu trường hợp khẩu súng đó là công cụ hỗ trợ, việc sử dụng cũng phải tuân theo quy định và ở đây không bao gồm trường hợp của ông giám đốc kia. Vi phạm về việc sử dụng, tùy mức độ có thể xử lý hành chính hoặc hình sự theo Điều 233 về hành vi Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ”, luật sư Trạch nói.

0986487435