Nghị định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ – Chương 1

CHÍNH PHỦ
Số: 52/2008/NĐ-CP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2008        

NGHỊ ĐỊNH

Về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Để thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong các lĩnh vực:
  2. a) Dịch vụ bảo vệ con người;
  3. b) Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa; bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức;
  4. c) Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội.
  5. Những hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và những hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc mọi thành phần kinh tế.
  2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

nu-nhan-vien-bao-ve

  1. Việc thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tên gọi của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và trong đó phải có cụm từ “dịch vụ bảo vệ”.
  2. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này.
  4. Mọi hoạt động dịch vụ bảo vệ đều phải có hợp đồng bằng văn bản, trong đó phải ghi cụ thể mức phí dịch vụ bảo vệ.
  5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong nước chỉ được hợp tác đầu tư với công ty bảo vệ – vệ sĩ nước ngoài trong trường hợp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được và chỉ thực hiện dưới hình thức liên doanh góp vốn, đầu tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ bảo vệ, trong đó phần vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Không sử dụng người nước ngoài làm nhân viên bảo vệ.

Điều 4. Tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ

  1. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
  2. Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  3. Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; người nghiện ma tuý.

Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  2. Phải duy trì đúng, đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  3. Cấp biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ cho người có đủ tiêu chuẩn và đã được tuyển chọn, đào tạo làm nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, trang phục, biển hiệu khi nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị buộc thôi việc.
  4. Thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ.
  5. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc do lỗi của doanh nghiệp, của nhân viên dịch vụ bảo vệ gây ra.
  6. Mua bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.
  7. Thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy định của pháp luật; chế độ báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với cơ quan Công an có thẩm quyền.
  8. Phải từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng biết để xử lý theo quy định của pháp luật.
  9. Chấp hành sự huy động của cơ quan Công an có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

10.Chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 6. Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ

  1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  2. Khi thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ phải mặc trang phục, đeo biển hiệu theo quy định và phải có Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp.

dao-tao-nhan-vien-bao-ve

  1. Chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và có nghĩa vụ từ chối thực hiện các hoạt động trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ.
  2. Trong khi tiến hành hoạt động dịch vụ bảo vệ, nếu phát hiện các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ như: cháy, nổ, tai nạn gây thương tích hoặc chết người; gây rối trật tự hoặc những hành vi khác có dấu hiệu tội phạm, thì nhân viên bảo vệ đang thực hiện nhiệm vụ tại nơi đó có trách nhiệm cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
  3. Chấp hành nghiêm chỉnh sự kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7. Trang bị công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

  1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
  2. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ; thủ tục, thẩm quyền trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Điều 8. Các hành vi bị cấm

  1. Tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trái với quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
  2. Cho người khác mượn tên tổ chức, cá nhân để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ để cho người khác kinh doanh.
  3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dich vu bao ve uy tin và nhân viên của doanh nghiệp:
  4. a) Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức;
  5. b) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân;
  6. c) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
  7. d) Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

đ) Thực hiện các hành vi vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật hoặc vượt quá nội dung hợp pháp đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ;

  1. e) Trang bị, sử dụng trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
  2. g) Sử dụng trang phục, phù hiệu có hình thức, màu sắc tương tự trang phục, phù hiệu của các lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; trang phục, phù hiệu không phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc;
  3. h) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi chưa có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp hoặc có giấy xác nhận này nhưng đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi.
  4. Đối với tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ bảo vệ:
  5. a) Thuê dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích đe dọa, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động bình thường, hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  6. b) Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nguồn: http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=24665

0986487435