Nhà máy là một trong những mục tiêu phức tạp, quy mô rộng lớn, giá trị tài sản cao. Để thắt chặt an ninh tại đây, cần cả một đội ngũ bảo vệ có kinh nghiệm, trách nhiệm. Vậy cụ thể bảo vệ nhà máy cần những vị trí nào? Công việc của bảo vệ nhà máy sẽ gồm những gì? Bài viết dưới đây Công ty Bảo vệ Việt Á sẽ chia sẻ chi tiết về nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
Mục lục
Bảo vệ nhà máy gồm những vị trí nào?
Nhà máy là một trong những mục tiêu bảo vệ trọng yếu của Công ty Bảo vệ Việt Á. Nhà máy có đặc điểm chung là quy mô rộng lớn; nhân sự đông; được phân chia thành nhiều khu vực khác nhau. Vì thế, để đảm bảo an ninh an toàn toàn diện, cần một đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp.
Các nhân sự sẽ được phân chia canh gác ở vị trí trọng yếu. Thường là:
- Vị trí bảo vệ cổng chính nhà máy
- Vị trí bảo vệ cổng phụ có xe ra vào (nếu có)
- Vị trí bảo vệ chòi gác
- Vị trí bảo vệ tuần tra cơ động
- Vị trí bảo vệ kho, giám sát nhập / xuất hàng hóa
- Vị trí bảo vệ nhà xe
Nhiệm vụ chung của đội ngũ bảo vệ nhà máy chuyên nghiệp
Toàn bộ đội ngũ nhân viên bảo vệ được huy động trực và kiểm tra các địa điểm được giao trong khu vực nhà máy. Mục đích nhằm:
- Duy trì việc thực hiện nội quy, quy định của nhà máy đối với cán bộ; nhân viên; khách hàng, đối tác; nhà cung cấp; đơn vị vận chuyển. Đảm bảo mọi hoạt động đều diễn ra theo khuôn khổ của pháp luật cho phép.
- Bảo vệ toàn bộ tài sản chung của nhà máy, của cán bộ nhân viên.
- Đảm bảo an toàn, bảo vệ tính mạng của các cán bộ, nhân viên làm việc trong nhà máy.
- Ngăn ngừa, phòng chống và xử lý kịp thời tình trạng cháy nổ, chập điện, hư hại hệ thống kỹ thuật…
- Ngăn ngừa, phòng chống và xử lý kịp thời tình trạng trộm cắp, phá hoại, bạo loạn…
Bài viết liên quan: Phương án bảo vệ an ninh vòng ngoài của nhà máy hiệu quả?
Công việc của bảo vệ nhà máy theo từng vị trí
Bên cạnh nhiệm vụ chung của toàn đội, mỗi vị trí cụ thể sẽ có nhiệm vụ riêng biệt. Đảm bảo giữ gin an ninh, trật tự hiệu quả nhất, giúp nhà máy hoạt động bình thường suốt 24/24h.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ cổng chính
- Được bố trí lịch trực theo ca. Nhân viên tuân thủ lịch trực và nhiệm vụ mà ca trưởng đã giao.
- Chào điều lệch khi có ban lãnh đạo cấp cao nhà máy đi vào (có danh sách và ảnh đi kèm); khách hàng, đối tác đến tham quan, giao dịch.
- Mở cổng cho các phương tiện đi vào.
- Bảo vệ tiến hành đăng ký hàng hóa ra vào theo các mẫu quy định cho: xe chở hàng vào; xe chở hàng ra.
- Kiểm soát chặt chẽ xe chở hàng khi ra vào cổng chính. Kiểm tra giấy tờ, hóa đơn, chứng từ, chủng loại, số ngày, chữ lý…
- Ngăn chặn, xử lý tình trạng trường hợp mang hóa hóa, vật tư, nguyên liệu… trái phép ra khỏi cổng nhà máy. Tiến hành lập biên bản hành vi sai phạm. Báo lên bãn quản lý nhà máy và ca trưởng bảo vệ để xử lý theo thẩm quyền.
- Kiểm soát vật tư, máy móc, tài sản của nhà máy khi mang ra ngoài sửa. Nhân viên bảo vệ phải xem đúng tên, chủng loại ghi trên giấy tờ.
- Kiểm tra, kiểm soát các xe rác thải ra vào nhà máy.
- Kiểm soát giờ giấc, trang phục, thẻ ra vào của cán bộ nhân viên nhà máy. Những trường hợp đi làm muộn, bảo vệ có quyền lập biên bản, đồng thời báo cho bộ phận quản lý.
- Đối với các nhà thầu phụ, bảo vệ cổng chính có nhiệm vụ kiểm tra danh sách đăng ký. Yêu cầu không tự ý ra vào các khu vực khác khi không được cho phép. Sau khi kết thúc công việc, bảo vệ kiểm tra kỹ danh sách vật tự, vật liệu, công cụ của nhà thầu phụ.
- Kiểm soát các phương tiện ra vào của cán bộ, nhân viên nhà máy và khách mời. Hướng dẫn, phân luồng phương tiện tránh tình trạng ùn tắc tại cổng chính.
- Phát hiện, theo dõi các đối tưởng khả nghi ở cổng chính. Báo cho bộ phận tuần tra để có phương án xử lý kịp thời.
- Phối hợp với các vị trí bảo vệ khác trong tình huống khẩn cấp, cháy nổ, khủng bố, bạo loạn.
- Ghi chép, báo cáo, bàn giao đầy đủ tài liệu sau khi kết thúc ca làm việc.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ nhà xe cán bộ nhân viên
- Tuân thủ lịch trực nhà xe theo sự phân công của ca trưởng.
- Thực hiện chào điều lệnh đối với ban lãnh đạo công ty, khách hàng, đối tác.
- Trực tại bốt Iparking, kiểm soát các phương tiện ra vào. Với vé tháng, yêu cầu chủ phương tiện phải quẹt thẻ. Với vé ngày, bảo vệ sẽ quẹt thẻ xe và gửi cho chủ phương tiện.
- Chụp rõ biển sổ, hình ảnh của người và phương tiện trên camera để thuận tiện kiểm soát.
- Khi xe ra, yêu cầu thu vé ngày và thu phí theo quy định.
- Bảo vệ tuần tra trong nhà để xe có nhiệm vụ điều phối phương tiện. Yêu cầu chủ phương tiện đỗ xe đúng vạch quy định đã kẻ sẵn.
- Tuần tra xung quanh nhà để xe, phòng trách tình trạng rò rỉ xăng; cháy nổ; có người cố tình phá hoại. Nếu phát hiện rò rỉ xăng, phải kịp thời thông báo cho chủ phương tiện đưa xe ra ngoài.
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện cứu hỏa trong hầm để xe nhà máy.
- Sắp xếp phương tiện trong khu vực để xe của nhà máy ngay ngắn, gọn gàng.
- Lập biên bản đối với các trường hợp trộm cắp, phá hoại tài sản của cán bộ nhân viên và khách hàng trong nhà máy. Báo cáo với quản lý để xử lý triệt để.
- Ghi chép, báo cáo và bàn giao đầy đủ tài liệu, sổ sách, dụng cụ khi hết ca trực của mình.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tuần tra cơ động nhà máy
- Tuân thủ đúng lịch trực theo sự phân công của ca trưởng, đội trưởng bảo vệ.
- Thực hiện chào điều lệnh khi có ban lãnh đạo nhà máy (có ảnh và danh sách đi kèm) và khách hàng, đối tác.
- Tuần tra, giám soát chặt chẽ an ninh khu vực tường rào bao quanh nhà máy. Ngăn ngừa tình trạng đột nhập, trộm cắp, phá hoại tài sản của nhà máy.
- Tuần tra, kiểm soát tại khu vực nhà thầu phụ đang thi công làm việc; khu văn phòng; nhà xưởng; xung quanh nhà máy; bãi để xe nhân viên…
- Tuần tra kỹ lưỡng các lối nhỏ; lối tắt; khu vực vắng người; khu vực dễ bị trộm cắp; khu vực nguy hiểm…. Kịp thời phát hiện, bắt giữ những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến tài sản của nhà máy, tính mạng của cán bộ nhân viên.
- Hướng dẫn khách hàng, đối tác khi cần thiết.
- Ghi chép tình hình an ninh an toàn tại khu vực tuần tra, đặc biệt là PCCC, hệ thống kỹ thuật, điện nước. Nếu phát hiện sự cố, phải nhanh chóng báo cáo với cấp quản lý và ca trưởng bảo vệ để có phương án xử lý kịp thời.
- Sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu người bị tai nạn lao động.
- Tăng cường hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ trực cổng chính vào khung giờ cao điểm.
- Phối hợp hỗ trợ các vị trí bảo vệ khác khi cần thiết.
- Ban giao toàn bộ dụng cụ, thiết bị, sổ sách ghi chép cho người phụ trách ca trực tiếp theo.
Nhiệm vụ của nhân viên tuần tra, giám sát nhập/ xuất hàng từ nhà máy
- Tuân thủ lịch trực nhà máy theo sự phân công của ca trưởng.
- Làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát việc nhập/ xuất hàng hóa từ kho hàng của nhà máy. Kiểm soát toàn bộ an ninh và việc thực hiện nội quy, quy định tại khu vực nhà kho và nhà máy.
- Kiểm soát 100% lượng hàng hóa ra vào nhà kho của công ty.
- Kiểm tra kỹ lưỡng quá trình nhập/ xuất hàng hóa. Yêu cầu phải có giấy tờ, hóa đơn, chứng từ đầy đủ, đúng.
- Kiểm tra các hoạt động giao nhận của nhân viên kho hàng và đơn vị vận chuyển. Xác nhận đúng theo các giấy tờ liên quan.
- Kiểm soát việc niêm phong hàng hóa, kho hàng theo yêu cầu.
- Tuần tra xung quanh kho hàng. Phòng, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời tình trạng trộm cắp, tẩu tán tài sản ra bên ngoài. Lập biên bản hành vi vi phạm tại kho hàng nhà máy. Báo cho ban quản lý và đội trưởng để có phương án xử lý.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống kỹ thuật, thiết bị PCCC.
- Hướng dẫn di tản khi có sự cố cháy nổ, thiên tai, khủng bố trong kho hàng nhà máy.
- Phối hợp với các vị trí khác để kiểm soát chặt chẽ an ninh của toàn bộ khu vực nhà máy.
- Ghi chép đầy đủ thông tin ca trực. Bàn giao sổ sách, tài liệu, công cụ cho người trực tiếp theo đúng với nguyên tắc giao ca.
Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ nhà máy
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao từ cấp quản lý. Tuân thủ đúng phương án bảo vệ nhà máy đã thống nhất trước đó.
- Phổ biến kế hoạch cho đội ngũ bảo vệ nhà máy.
- Phân công nhiệm vụ, ca trực và giám sát việc tuân thủ của các vị trí bảo vệ.
- Tổ chức các cuộc họp đầu ca và cuối ca để quán triệt công việc; nhận xét rút kinh nghiệm; bàn giao cho ca tiếp theo.
- Giám sát việc hủy hàng nếu có trong nhà máy.
- Tuần tra, kiểm tra đôn đốc các vị trí làm việc theo đúng uyên cầu.
- Thực hiện kiểm tra an ninh của từng vị trí trong 30p/lần để đảm bảo thông suốt các đầu việc.
- Nhận thông báo từ ban giám sát của công ty bảo vệ và ban quản lý nhà máy.
- Xử lý, báo cáo tình hình cho chỉ huy trưởng theo ngày, tuần, tháng.
- Sẵn sàng hỗ trợ các vị trí khác trong tình huống khẩn cấp.
- Kiến nghị, đưa ra các giải pháp cần thiết theo tình hình thực tế để đảm bảo công tác an ninh cho nhà máy.
- Lập biên bản và xử lý tình huống kịp thời theo đúng thẩm quyền.
- Thực hiện chào điều lệnh khi có ban lãnh đạo, khách hàng, đối tác đến làm việc.
Kết luận
Trên đây là công việc của bảo vệ nhà máy theo từng vị trí. Ngoài ra, phía nhà máy cũng có nhân viên tổ kiểm soát để kiểm tra, giám sát chéo đội ngũ bảo vệ. Đảm bảo các nhân viên của công ty Bảo vệ Việt Á thực hiện đúng nội dung đã thể hiện trong hợp đồng giữa hai bên. Sự chủ động từ cả 2 phía sẽ giúp cho an ninh nhà máy được thắt chặt, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đơn vị chủ quản.
Công ty Bảo vệ Việt Á được thành lập từ năm 2010, với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Trong hơn 20 loại hình dịch vụ thì dịch vụ bảo vệ nhà máy (https://baovevieta.com/bao-ve-nha-may/) được xem là dịch vụ trọng tâm, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bất kể nhà máy có quy mô lớn hay nhỏ, tính chất phức tạp cao hay thấp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi cũng sẽ có phương án bảo vệ phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Bảo vệ Việt Á để được tư vấn và báo giá dịch vụ bảo vệ nhà máy trong thời gian sớm nhất